Công dụng của vải lụa là gì? 3 đặc tính cơ bản của vải lụa

Những đặc tính cực đắt giá của lụa mà ít ai biết đến. Những điều làm nên loại vải thượng hạng khởi đầu một con đường tơ lụa thịnh vượng.
Công dụng của vải lụa là gì? 3 đặc tính cơ bản của vải lụa
Vải lụa là một loại vải đặc biệt được dệt từ tơ. Người ta thường nuôi tằm lấy tơ dệt vải. Loại vải này được gọi là vải lụa tơ tằm. Vào thời xa xưa, Lụa, đặc biệt là lụa tơ tằm chỉ được dùng cho tầng lớp quý tộc thượng lưu vì chất vải và sự quý hiếm của nó. Lụa bắt nguồn từ Trung Quốc, nó có từ khoảng 3000 năm TCN. Thông qua con đường Tơ Lụa, quốc gia này xuất khẩu lụa đem bán. Dần dần loại vải này lan ra khắp châu Á và cả thế giới. Tuy ngày nay Lụa đã trở nên phổ biến nhưng ít ai biết được vì sao loại vải này phổ biến. Những đặc tính của Lụa là lí do chính khiến nó trở nên được ưa chuộng. Cùng Thượng Uyển nhìn qua các đặc tính cơ bản của Lụa nhé!
khăn song ngu sum vay vang
khăn song ngu sum vay vang

I. Đặc tính của vải lụa

 1. Đặc tính cơ học:

Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền nhất hiện nay. Nhưng do chiết xuất từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa chỉ dừng lại ở mức trung bình – kém. Là loại có độ dài nhất so với các loại tơ tự nhiên còn lại.

 2. Đặc tính vật lý:

Mặt cắt ngang của sợi vải có hình tam giác với các góc tròn. Chính vì thế ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc khác nhau, tạo độ óng ánh cho mặt vải. Hình dạng này cũng khiến cho Lụa trở nên mịn và mượt, không hề giống với bất kì loại sợi tự nhiên nào khác.

 3. Đặc tính hóa học

Với việc được tạo ra từ tơ tằm, vài lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này mà một số vải lụa rất hay bị bám vào da chúng ta. Tuy nhiên, lụa vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh. Vải lụa khi được may thành quần áo để mặc hằng ngày thì thường hay bị ố vàng khi chúng ta đổ mồ hôi nhiều. Đây là một điểm trừ xuất hiện trên đặc tính hóa học của chất liệu vải này.
Xem thêm: 4 lý do để khăn lụa tơ tằm trở nên đắt giá

II. Ưu - nhược điểm của vải lụa

2.1. Ưu Điểm

  • Vải lụa có sự mềm mại, với độ óng ánh bồng bềnh. Mang đến hình ảnh snag trọng, quý phái.
  • An toàn cho da vì chất liệu hoàn toàn tự nhiên. Đặc biệt, không gây ra bất kỳ sự kích ứng giống như những loại vải nhuộm hóa chất.
  • Thân thiện với môi trường, dễ dnagf phân hủy.

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vải lụa cũng có những nhược điểm của mình. Điển hình như những nhược điểm dưới đây.
  • Trong quá trình nuôi tằm rất dễ bị côn trùng, mọt cắn.
  • Khi gặp mồ hôi rất dễ bị ố vàng.
  • Có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất khó nhuộm màu.
  • Ngoài ra, độ đàn hồi của vải lụa không được tốt như một số chất liệu vải khác. Theo nghiên cứu mới nhất thì vải lụa chỉ có thể kéo dài nhất được khoảng 1/7 độ dài của vải.
  • Bên cạnh đó, cách bảo quản vải lụa khó hơn, tỉ mỉ hơn  với những loại vải khác. Thêm vào đó, giá thành vải cũng cao hơn.
Vải lụa không gây kích ứng da
Vải lụa không gây kích ứng da

III. Vải lụa có tác dụng gì?

Thành phần của loại vải này 100% từ tự nhiên nên nó hoàn toàn an toàn, không gây ra bất kỳ phản ứng, miễn dịch nào với cơ thể con người. Bên cạnh đó, nhờ khả năng thấm hút và cách ẩm tốt, nên vải lụa được sử dụng chủ yếu đối với trang phục mùa hè. Trang phục mùa đông cũng không ngoại lệ nhờ đặc tính dẫn điện cực thấp. Dưới đây là một số công dụng nổi bật nhất của chất liệu vải này, bạn hãy tham khảo để hiểu thêm về chất liệu vải này nhé.
Khăn lụa- Thành phẩm được làm từ vải lụa được yêu thích nhất hiện nay
  • Trang phục cô dâu: Vải lụa là một trong những mặt hàng chủ yếu của nhiều loại váy áo. Nhờ tính chất xếp nếp cực kỳ đẹp mắt, những sợi tơ dài ở một bên, đã tạo nên vẻ ngoài trang nhã và bóng bẩy.
  • Cà vạt, khăn quàng cổ: Cà vạt cao cấp được làm từ chất liệu vải này thường có độ bền cao, màu sắc phong phú, chất liệu bền. Bên cạnh đó, lụa cũng là một trong những chất liệu tuyệt vời để làm khăn quàng cổ bởi chúng có tác dụng giữ ấm nhưng cũng vô cùng thời trang và sang trọng.
  • Bộ đồ giường: Lụa được biết đến là loại vải của sự quý phái và sang trọng. Thêm vào đó là sự mềm mại, thấm hút tốt mang lại phòng ngủ của bạn trở nên sang trọng hơn, đẹp hơn.
Ngoài ra, vải lụa còn được ứng dụng trong một số ngành khác như: vải bọc nội thất, tranh trang trí treo tường, chỉ khâu phẫu thuật…

Bài viết liên quan

Cửa hàng
Chat zalo
Messenger
Gọi hotline
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng