Trong thị trường vải lụa hiện nay, nhờ vào công nghệ tiên tiến mà rất nhiều các loại vải đã được ra mắt. Nhưng về độ mềm mại và trang trọng, vẫn chưa có loại vải nào vượt qua được lụa Satin. Vậy lụa Satin là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm và giá thành của loại vải này ra sao. Hãy cùng Lụa Thượng Uyển tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Lụa Satin là lụa gì?
Lụa Satin (hay còn gọi là satanh) là một loại vải lụa được dệt bằng kỹ thuật vân đoạn. Sợi vải chặt chẽ, độ óng tự nhiên và chất liệu mềm mại, tất cả có được là nhờ quá trình đan kết của sợi ngang và sợi dọc. Trước đây, để có một thước lụa Satin, người ta đã phải dùng sợi tơ tằm thượng hạng và cotton để làm ra. Ngày nay, để sản phẩm lụa này đến tay nhiều người tiêu dùng hơn nữa, các sợi tơ tằm đã được thay thế bằng các loại sợi tổng hợp như polyester, viscose để giảm giá thành. Chính vì thế, lụa Satin chính là sản phẩm lụa được ưa thích hàng đầu ngày nay.
Lụa Satin có độ bề mặt bóng nhẵn, mềm mại và độ bóng cao
2. Nguồn gốc của lụa Satin
Nhìn vào loại vải này, ít ai biết rằng loại vải này có xuất xứ từ một người phụ nữ nông thôn Trung Quốc. Dù đã cố gắng bảo vệ bí mật quý giá này, nhưng cuối cùng kĩ thuật dệt lụa vẫn bị rò rỉ sang các quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,...
Dù đã có mặt tại con đường tơ lụa từ thế kỉ 12, nhưng phải đến thế kỉ 14, vải Satin mới được phổ biến rộng rãi tại Châu Âu. Lụa Satin đã được mang đến châu Âu thông qua Tây Ban Nha . Sau đó, các nước châu Âu khác như Pháp, Ý và Anh đã phát triển và sản xuất lụa Satin của riêng mình. Với giá cả đắt đỏ và sự khan hiếm, chỉ có giới quý tộc và giới thượng lưu mới có thể sử dụng loại vải này. Điều đó cũng nhằm tôn lên địa vị của họ trong xã hội ngày đấy. Hiện nay, lụa Satin được sản xuất trên khắp thế giới, với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan là những nhà sản xuất lụa Satin hàng đầu thế giới.
3. Ưu và nhược điểm của lụa Satin
1. Ưu điểm
- Một trong những ưu điểm lớn nhất của lụa Satin đó chính là sự nhẹ và mỏng của chất vải này, ngoài ra do mỏng nên chất vải này cực kì mềm mịn, không gây kích ứng với bất kì loại da nào.
- Giữ ấm tốt vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
- Không chỉ thế, lụa Satin còn có rất nhiều màu sắc và hoa văn ấn tượng, giúp chị em có thêm nhiều lựa chọn cho sở thích cá nhân của từng người.
- Bề mặt của lụa Satin có độ bóng cao, mềm mại và thoáng mát, giúp người mặc cảm giác thoải mái và sang trọng.
- Lụa Satin có độ bền cao, giúp sản phẩm được làm từ lụa Satin có thể sử dụng lâu dài nếu được bảo quản đúng cách.
- Lụa Satin có độ co giãn nhỏ, giúp sản phẩm giữ được hình dáng ban đầu.
2. Nhược điểm
- Cũng chính vì độ mềm mại và trơn bóng nên lụa Satin gây khó trong việc tạo kiểu và thiết kế, cũng như dễ bị xước trong quá trình may.
- Loại vải này nên được giặt bằng tay, giặt máy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới phom vải và màu sắc của nó.
- Lụa Satin dễ bị rách và hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
- Giá cả của sản phẩm được làm từ lụa Satin thường khá cao, không phải ai cũng có thể mua được.
4. Ứng dụng của lụa Satin trong đời sống
1. Trong thời trang
Khi nhắc đến loại vải này, chúng ta thường nghĩ đến những bộ váy thiết kế cao cấp. Nhưng lụa Satin không chỉ tạo ra được những bộ cánh sang trọng, chúng còn được dùng để may áo khoác cho vận động viên bóng chày hoặc quần thể thao, hay thường thấy nhất chính là các loại áo ngủ. Lụa Satin được sử dụng để làm đồ lót, áo đầm, váy cưới, áo sơ mi,và các sản phẩm thời trang khác. Ngoài ra, giày múa ba lê và các túi xách cũng sử dụng chất vải đặc biệt này.
Lụa Satin được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc
2. Trong đời sống
Lụa Satin được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì tính chất đặc biệt của nó. Lụa Satin được sử dụng để trang trí nội thất, ví dụ như rèm cửa, giường, bàn ghế, gối đệm, tấm trải giường và các loại phụ kiện trang trí khác. Loại vải này cũng được sử dụng trong sản xuất các vật dụng gia đình, ví dụ như khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn, khăn trải bàn và nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra còn có các sản phẩm y tế, ví dụ như băng gạc y tế, khăn lau y tế và nhiều sản phẩm y tế khác.
Lụa satin cũng được sử dụng cho các sản phẩm chăn ga gối
Nhờ tính năng đặc biệt, lụa satin được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và trở thành một vật liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống hàng ngày của con người.
5. Lụa Satin cao cấp có giá bao nhiêu?
Lụa Satin là một trong những mặt hàng được ưa chuộng hiện nay, vì thế giá cả cũng sẽ có sự chênh lệch so với mặt bằng chung, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại, nguồn gốc và chất lượng. Sau đây là một vài mức giá tốt nhất mà chúng tôi tham khảo được trên thị trường hiện nay
Với mặt hàng lụa Satin có chất liệu tơ tằm thượng hạng, giá của nó sẽ khá cao, trung binh khoảng 450k/1 khổ/1,5m.
Vải cotton satin chưa sợi cotton có mức giá thấp hơn, dao động từ 130k đến 150k/1 khổ.
Lụa Satin cao cấp có giá khá cao so với mặt bằng chung
6. Cách sử dụng và bảo quản lụa Satin
1. Sử dụng
- Lụa Satin rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, vì vậy nên tránh phơi sản phẩm lụa Satin dưới ánh nắng mặt trời và không nên ủi sản phẩm lụa Satin ở nhiệt độ cao.
- Lụa Satin không hấp thụ mồ hôi tốt, vì vậy nên tránh mặc sản phẩm lụa Satin trong thời gian dài hoặc trong môi trường ẩm ướt.
- Khi giặt sản phẩm lụa Satin, nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm và không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hư hỏng vải.
2. Bảo quản
- Bảo quản sản phẩm lụa Satin nên được giữ ở môi trường khô ráo, thoáng mát và không trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không nên gấp sản phẩm lụa Satin quá nhiều hoặc để sản phẩm lụa Satin trong hộp chứa quá lâu để tránh làm hư hỏng vải.
- Nếu sản phẩm lụa Satin bị nhăn, nên sử dụng bàn ủi ở nhiệt độ thấp và bảo vệ sản phẩm bằng khăn vải mỏng.
Bảo quản tốt giúp lụa Satin luôn như mới
Tóm lại, để sản phẩm lụa Satin giữ được độ bóng, mềm mại và độ bền cao, cần chú ý đến cách sử dụng và bảo quản sản phẩm. Bằng cách bảo quản đúng cách, sản phẩm lụa Satin có thể sử dụng lâu dài và giữ được chất lượng tốt nhất.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về lụa Satin. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc, ưu nhược điểm cũng như giá thành của loại lụa cao cấp này.